Opperation

Khung mô hình kinh doanh

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Theo định nghĩa trong quyển sách nổi tiếng “Tạo lập mô hình kinh doanh”: Mô hình kinh doanh diễn giải tính hợp lý trong cách thức một tổ chức tạo lập, phân phối và nắm bắt giá trị.

Hoặc theo “Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures”, 2005 của Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland. “Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển“.

Có thể hiểu đơn giản: nó mô tả một tổ chức hoạt động như thế nào, kiếm tiền ra sao.

Ví dụ một số mô hình kinh doanh tiêu biểu:

Việc biết về các mô hình kinh doanh rất có ích, với tôi nó tiết kiệm thời gian tìm kiếm sáng kiến. Căn cứ theo những mô hình kinh doanh phổ biến, bạn không cần “phát minh lại bánh xe”.

Hiển nhiên, lợi ích rõ nhất là giúp bạn nhìn thấy rõ doanh nghiệp của bạn (hoặc doanh nghiệp ban đang phân tích, thiết kế) sẽ làm những gì, cần hợp tác với ai, những nhóm công việc, khách hàng, tiền vào tiền ra… Nó sẽ phối hợp với chiến lược kinh doanh rất tốt để tăng khả năng đạt mục tiêu của bạn.

2. Khung mô hình kinh doanh là gì?

Khung mô hình kinh doanh (business model canvas, có người gọi tắt là “mô hình canvas”) là một mẫu quản trị chiến lược dùng để phát triển một mô hình kinh doanh mới hoặc mô tả mô hình kinh doanh đang có. Gồm 9 thành phần:

  1. Phân khúc khách hàng: bạn bán cho ai?
  2. Giải pháp giá trị: bạn bán cái gì?
  3. Kênh kinh doanh: bạn bán qua kênh nào?
  4. Quan hệ khách hàng: mối quan hệ với khách hàng thế nào?
  5. Dòng doanh thu: bạn thu tiền bằng cách nào?
  6. Các nguồn lực chủ chốt: bạn cần những nguồn lực nào để có 5 yếu tố trên?
  7. Những hoạt động trọng yếu: những hoạt động quan trọng nào cần được làm?
  8. Những đối tác chính: bạn hợp tác với ai? ai cung cấp, phân phối cho bạn?
  9. Cơ cấu chi phí: bạn chi trả cho những gì?

Tóm lại, nó trông thế này

Business Model Canvas - Wikipedia
Nguồn: wikipedia

Nhìn vào bảng này, thường thi người ta sẽ điền từ trái sang phải. Tôi thường bắt đầu từ Phân khúc khách hàng trước -> giải pháp giá trị -> mối quan hẹ với khách hàng -> dòng doanh thu -> kênh phân phối -> hoạt động trọng yếu > nguồn lực trọng yếu -> đối tác chính -> cơ cấu chi phí.

3. Những lợi ích khi sử dụng khung mô hình kinh doanh

Bên cạnh việc hỗ trợ lập kế hoạch và các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, một Khung mô hình kinh doanh đầy đủ được triển khai chi tiết từng hạng mục sẽ giúp doanh nghiệp (hoặc đa phần trường hợp là giúp chủ doanh nghiệp):

  1. Sự trực quan hoá mô hình sẽ giúp bạn “bung lụa” ý tưởng về cách triển khai -> chiến lược, kế hoạch
  2. Thấy được luồng (flow) công việc cần làm, các KPI
  3. Nhìn đối thủ rõ ràng hơn khi so sánh mô hình kinh doanh của bạn với đối thủ -> phân tích mạnh yếu, cải thiện
  4. Đây cũng là một dạng tài liệu, trong nhiều ý tưởng kinh doanh bạn có, cứ lưu nó lại dạng khung mô hình này, rồi cải tiến dần, sau 1 khoảng thời gian đánh giá lại xem sự khác biệt, có thể bạn sẽ phải “wow” đó.
  5. Nhìn rõ được các yếu tố cốt lõi nào dẫn đến thành công để cải tiến -> Để ý xem trong các phiên bản bạn vẽ ra, đâu là những yếu tố xuất hiện nhiều lần, tiên quyết.
  6. Vườn ươm cho những ý tưởng đổi mới
  7. Thấu hiểu đối tác và khách hàng
  8. Trả lời câu hỏi của cổ đông, co-founder: công ty này làm việc ra sao?
  9. Xác định tầm nhìn rõ ràng cho toàn doanh nghiệp
  10. Tổ chức bộ máy vận hành trơn tru vào nhìn rõ flow

4. Tổng hợp mô hình kinh doanh

Đây có lẽ là phần hấp dẫn hơn số lý thuyết trên kia, bạn có thể xem những ví dụ về mô hình kinh doanh mà tôi sẽ liên tục sưu tầm và cập nhật tại đây. Vào việc thôi nào.

4.1 Mô hình chuyên biệt hoá phân phối (Unbundling Business Models)

Trong doanh nghiệp cơ bản có 3 dạng nghiệp vụ khác nhau:

  1. Quan hệ khách hàng (Customer Relationship)
  2. Cải tiến sản phẩm (Product Innovation)
  3. Cơ sở hạ tầng (Infrastructure Management)
Ba dạng này có thể tồn tại trong cùng một doanh nghiệp, nhưng tốt nhất là được tách riêng vì mỗi dạng đòi hỏi khác nhau về kinh tế, tính cạnh tranh và văn hoá.

Trong bản thân một doanh nghiệp, hoàn toàn có thể tách 3 nghiệp vụ này ra trên cùng một mô hình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh của Mobile Telco

Việc tách ra như vậy giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn, có thể scale up một trong cách mãng bằng cách thuê gia công (outsource) hoặc gia giảm lực lượng cộng tác viên.

Ví dụ: bạn muốn tập trung chủ yếu vào cải tiến sản phẩm, dịch vụ, quan hệ khách hàng thì có thể outsource / thuê “Cơ sở hạ tầng” của bên khác. Các thương hiệu mỹ phẩm / thực phẩm chức năng local là minh chứng rõ cho mô hình này, họ làm thương hiệu, thu thập nhu cầu thị trường, tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng; phần sản xuất họ outsource cho các nhà máy.

4.2 Mô hình cái đuôi dài

Top 20% tập trung vào một số ít sản phẩm, mỗi sản phẩm bán ra với sớ lượng lớn. Phần còn lại (cài đuôi dài) tập trung vào kinh doanh cũng lúc nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm được bán với số lượng nhỏ.

Phần “đuôi dài”, lợi nhuận và số lượng của từng sản phẩm không cao, nhưng tổng doanh thu sẽ cao.

Để thực hiện mô hình này, bạn cần một platform mạnh và ổn định để phôi phối sản phẩm đa dạng, chi phí tồn kho thấp.

Bạn có thể tham khảo thêm cuốn “The Long Tail: Why the Future of Business is Selling Less of More“.

5. Những câu hỏi thường gặp về mô hình kinh doanh

  1. Có thể “trộn” nhiều mô hình kinh doanh đã biết vào mô hình kinh doanh của tôi không? Có chứ, ví dụ bạn trộn mô hình “Cái đuôi dài” với mô hình “Freemium” như cách các công ty phát triển sản phẩm phần mềm hay làm.
  2. Nội dung ở đây còn chung chung, tôi muốn học chuyên sâu để dùng cho doanh nghiệp mình. Tuyệt vời, mời bạn tham gia khoá “Cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh” của thầy Lâm Bình Bảo.

6. Công cụ

Có nhiều công cụ giúp bạn không phải in giấy khổ lớn tốn kém, bạn có thể tìm kiếm trên google với từ khoá “business model canvas online tool” sẽ ra nhiều kết quả. Tôi khuyến nghị sử dụng Canvanizer, đây là một công cụ trực tuyến, bạn có thể tạo và kéo thả các thẻ trong khung mô hình kinh doanh.

Nguồn tham khảo:

https://www.learnpick.in/prime/documents/notes/details/2489/unbundling-business-models

https://businessmodelanalyst.com/long-tail-business-model/

http://threenorwegians.com/review-business-model-generation/

Toàn Bùi

10 năm kinh nghiệm trong quản trị, vận hành và phát triển digital markeing agency, tôi giúp các công ty ngành dịch vụ số ứng dụng công nghệ, tinh gọn vận hành, xây dựng thương hiệu mạnh để thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu.

Điện thoại / Telegram / Zalo: 0907 772 365

Email: [email protected]

Bài viết liên quan