Phía mình có nhiều cách làm khá tự do, nhưng để đúc kết và trình bày cho quý bạn xem web đây thì có 7 bước dưới đáy biển
Xác định trước các đường ranh. Giới hạn của vụ này là gì? Đó chính là thời gian, quy mô, budget cho project, brief của khách hàng, những điều được làm và không được làm, đánh giá rủi ro.
Chúng ta có thể làm gì với những giới hạn trên? Big idea là gì? Những gói dịch vụ nào phù hợp, nguồn lực cần thiết là gì?
Đây là đoạn mà các ý tưởng sáng tạo bắt đầu nè. Sẽ như thế nào nếu cái này không tồn tại? Sẽ như thế nào nếu cái kia tồn tại? Sẽ như thế nào nếu nghịch lý này xãy ra….
Đây chính là đoạn bạn cần “thoát xác” một chút, tạm rời mắt khỏi thực tại (bước 1) để đưa ra thật nhiều ý tưởng với đồng bọn. Rồi tha hồ tranh luận, gạch cái này thêm cái kia. Một lúc sẽ ra.
Giờ mình sẽ thực hiện việc này sao đây? bước 3 bay bổng rồi, bước 4 quay về thực tại với output của bước 3. À, thì đây là bước hoàn thiện cái gọi là “sáng tạo” kia. Đem một chút khác lạ vào thực tế làm cho nó khả thi.
Thiết lập các cột mốc cần thiết khi triển khai để đánh giá ý tưởng.
Theo dõi và kiểm tra thiên hạ ngoài kia phản ứng thế nào.
Dựa trên data để cải tiến.
Mình xin phép không trình bày chi tiết hơn bước 5, 6, 7 vì nó mang tính chất đo đếm nhiều, thường mọi người đều có biểu mẫu, tool để làm rồi hoặc rất dễ tìm kiếm, chưa kể nó phụ thuộc nhiều vào mục tiêu chiến dịch của khách hàng.
Ngoài ra, có 2 điều mình cần làm rõ:
Talkshow “Sáng tạo trong thiết kế – Công thức cho ra đời tác phẩm thú ‘dị'” đã nhận được nhiều câu hỏi hay từ mọi người. Trong đó mình thấy có nhiều thắc mắc về cách làm, về chuyện “khuôn khổ hay không khuôn khổ”. Theo góc nhìn của mình thì luôn cần có khuôn khổ để sáng tạo, không có khuôn khổ (nếu thứ ấy có tồn tại trên đời) thì sẽ dẫn đến mất định hướng và không có hồi kết.
Bài viết nhân talkshow “Sáng tạo trong thiết kế – Công thức cho ra đời tác phẩm thú ‘dị'”