Tin học văn phòng

Tạo mã vạch với Google Sheet

Có nhiều phần mềm để quản lý và in mã vạch chuyên nghiệp, nhưng nếu bạn muốn một cách nhanh gọn tạo ra mã vạch với công cụ sẵn có như google sheet thì đây là hướng dẫn cho bạn.

  1. Copy file, bằng cách nhấn vào đây.
  2. Điền danh sách mã vạch của bạn vào sheet Data
  3. Chọn số mã vạch trên một dòng ở Sheet “Mã vạch” ô G1; Trong sheet này, tôi đã chuẩn bị sẵn 6 cột trống trên dòng, như vậy giá trị ở ô G1 tối đa là 6; đã có 200 dòng trống, như vậy số mã vạch tối đa được tạo ra là 200×6 = 1200 mã vạch, nếu bạn muốn mở rộng thêm thì chèn dòng và copy công thức tiếp cho các ô mới.
  4. In sheet Barcode để dùng

Loại mã vạch được dùng ở đây là mã vạch 1D loại 128. Mã vạch 128 được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội: Mã vạch nhỏ gọn, lưu trữ thông tin đa dạng, có thể mã hóa được nhiều ký tự hơn: Chữ hoa, chữ thương, ký tự số, các ký tự chuẩn ASCII và cả mã điều khiển.

Các loại mã vạch khác:

Mã UPC (Universal Product Code) được sử dụng để dán và check hàng tiêu dùng tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới. Loại mã vạch này thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC. Hiện  nay chúng được sử dụng thông dụng nhất tại Mỹ, Canada, ngoài ra cũng phổ biến tại một số quốc gia lớn khác như Úc, Anh, New Zealand…

Mã EAN (European Article Number): Loại mã vạch này có khá nhiều điểm tương đồng với mã UPC kể trên và được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Âu. Điều khác biệt đáng nói nhất chính là ứng dụng địa lý của chúng. 

Mã 39 khắc phục được nhược điểm lớn nhất của 2 loại mã vạch EAN và UPC kể trên, đó là dung lượng không giới hạn và có thể mã hóa được cả các ký tự chữ hoa, dãy số tự nhiên và một số ký tự khác.

Mã vạch ITF mã hóa ký tự số và sử dụng bộ ASCII đầy đủ. Chúng có thể thay đổi độ dài barcode và khả năng nén cao, nhờ đó có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn. 

Codabar là loại mã vạch thông dụng trong lĩnh vực hậu cần và chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu. Ưu điểm của nó là dễ dàng in ấn và sản xuất, nhờ đó người dùng có thể sử dụng chúng thường xuyên ngay cả trong điều kiện thiếu các thiết bị máy tính. Mã Codabar là một loại mã vạch riêng biệt, nó có khả năng mã hóa 16 ký tự khác nhau.

Mã vạch 93 có hỗ trợ đầy đủ các ký tự chuẩn ASCII, đồng thời nó cũng được cải thiện để mang đến nhiều lợi ích, ưu điểm hơn: bảo mật bên trong mã vạch, mật độ cao, kích thước barcode nhỏ gọn…

Mã vạch MSI Plessey (Modified Plessey) được ứng dụng phổ biến để quản lý hàng tồn kho của các đại lý/nhà sản xuất bán lẻ, siêu thị,…

Nguồn tham khảo các loại mã vạch: https://shop.sapo.vn/cac-loai-ma-vach-thong-dung

Toàn Bùi

10 năm kinh nghiệm trong quản trị, vận hành và phát triển digital markeing agency, tôi giúp các công ty ngành dịch vụ số ứng dụng công nghệ, tinh gọn vận hành, xây dựng thương hiệu mạnh để thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu.

Điện thoại / Telegram / Zalo: 0907 772 365

Email: [email protected]

Bài viết liên quan