“Đừng hỏi tôi về việc đó nữa, khi nào xong tôi báo, tôi cảm thấy bị thúc ép và khó làm việc với loại áp lực đó” — nghe quen đúng không?
Ai trong chúng ta cũng muốn yên ổn làm việc, không thích bị / được nhắc nhở. Quả là một nhu cầu chính đáng. Nhưng xin lắng lòng đôi chút với vài câu hỏi:
“Trời ơi, tự dưng có chuyện này chen ngang, tôi không hoàn thành được kế hoạch một ngày của mình”
Khi sự việc đã gấp, hẳn nhiên bạn phải giải quyết nó nhanh nhất có thể. Tuy vậy, sau khi giải quyết xong, bạn hãy bình tâm lại, dành một phút để suy xét xem:
Cho dù đó là lý do chủ quan hay khách quan thì bạn cũng cần trả lời 2 câu hỏi trên, một cách nghiêm túc, chi tiết và thành thật.
Dù thế nào thì bạn cũng cần hoàn thành công việc, nên cần tiên liệu các tình huống để xử lý. Nếu đã gặp một lần rồi thì nó sẽ trở thành kinh nghiệm của bạn. Khả năng sắp xếp tốt sẽ cho bạn thấy trước những việc “popup” đó trong trứng nước, một đốm lữa nhỏ chỉ cần thổi nhẹ là tắt. Nó sẽ ít có cơ hội làm phiền bạn với hình dạng một đám cháy to có thêm dầu.
Những việc nhỏ thường làm ta phiền lòng lắm chứ. Nó cứ như hạt sạn trong giày vậy. Không gì đáng kể, nhưng rất khó chịu.
Chưa kể rủi ro khi bị vấp, bạn có thể dẫm mạnh lên đế giày và những viên sỏi nhỏ ban đầu chỉ gây chút khó chịu đó sẽ làm tổn thương bạn nhiều đấy.
Thế nên nếu mình có thể dừng lại 1 phút để loại bỏ mấy hạt sạn đó thì những bước chân của mình sẽ thêm phần lịch lãm.
Quy tắc 2 phút nên được áp dụng: cái gì tốn ít hơn 2 phút thì nên làm ngay.
Ví dụ như:
Mỗi ngày, tôi đều dành ra 1 khoảng thời gian nhất định để loại bỏ những viên sạn, tôi cũng không phiền lòng khi những hạt sạn mới xuất hiện, chúng luôn thế mà, chỉ cần đối xử đúng với nó và giữ tâm mình yên tĩnh là được.