Opperation

Radical Candor: 4 loại feedback

Trong công việc, đặc biệt khi ở vị trí quản lý, bạn sẽ phải thường xuyên ra góp ý, phản hồi cho nhiều người và không phải lúc nào họ cũng vui vẻ đón nhận. Nhưng đây không phải là bài viết để giúp cho feedback của bạn dễ đón nhận hơn mà là làm sao để feedback của bạn hữu ích hơn.

Xin giới thiệu Radical Candor

Radical Candor là một công cụ đơn giản để giúp mọi người nhận được đúng sự chỉ dẫn.

Công cụ này được trình bày cụ thể trong quyển sách cùng tên của tác giả Kim Scott.

Khi gửi feedback của bạn đến người khác, bạn sẽ cần xét đến 2 khía cạnh: Care Personaly & Challenge Directly (tôi không giỏi dịch tiếng Anh nên để nguyên văn luôn cho mọi người dễ hiểu).

Hai khía cạnh này tạo ra 4 góc phần tư, được giải thích như sau:

Radical Candor: loại feedback này sẽ giúp người nhận phát triển một cách tích cực. Nó giúp người nhận feedback vượt qua khỏi vùng an toàn mà vẫn cảm thấy được tôn trọng.

Obnoxious Aggression: đây là loại feedback mà bạn thách thức ai đó và bạn không quan tâm chút nào đến người đó. Họ sẽ đề phòng bạn.

Manipulative Insincerity: đây là loại feedback mà bạn không thách thức cũng không quan tâm gì đến người kia.

Ruinous Empathy: đây là loại feedback mà bạn ngại đụng chạm. Bạn feedback một cách không cụ thể và ngại bị mất lòng.

Tình huống ví dụ:

Các chức năng mà Bảo vừa mới cho ra mắt gặp rất nhiều lỗi ngớ ngẫn, và đây không phải lần đầu. Sau đây là 4 loại feedback:

Radical Candor: họp riêng với Bảo, chân thành nói với Bảo rằng: Bảo này, dự án vừa rồi gặp khá nhiều lỗi và khiến khách hàng của chúng ta không hài lòng. Điều này cũng xảy ra với các dự án khác mà Bảo phụ trách trong thời gian gần đây. Tôi hiểu lỗi là không thể tránh khỏi nhưng khi nó xảy ra quá thường xuyên thì tôi nghĩ là cần cho Bảo biết. Bảo có đang gặp khó khăn gì trong công việc không, tôi có thể giúp gì để giải quyết chuyện này?

Tiếp theo, bạn sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân gốc với Bảo và trợ giúp, chỉ dẫn cho Bảo làm việc tốt hơn. Tuy vậy, đừng mong rằng cuộc nói chuyện sẽ thoải mái.

Obnoxious Aggression: Ngay khi thấy lỗi hiện lên trên màn hình, bạn nói lớn để cả phòng nghe: Bảo lại gây ra lỗi rồi, tôi ngán ngẫm trong việc sửa lỗi cho ông rồi đấy Bảo.

Đây là một cách tồi để thông báo vấn đề, không chỉ đến Bảo mà còn đến cả team của bạn.

Manipulative Insincerity: Khi thấy lỗi, bạn thì thầm với các đồng nghiệp khác: Ông biết gì không, Bảo lại gây lỗi rồi, tôi không biết Bảo có bao giờ đọc tài liệu không nữa, ổng làm gì vậy trời.

Ruinous Empathy: Bạn lo là Bảo thấy buồn nên bạn nghĩ thầm: ồ lại lỗi nữa rồi à. Tôi đoán là Bảo đã nhận ra và sửa nó rồi.

Vài tuần sau, bạn thấy Bảo bị đuổi việc và để lại một núi lỗi. Anh ấy đã không có cơ hội để biết về sự tệ của mình cho đến khi bị cho thôi việc.

Kết: bạn hãy chọn lựa cẩn thận cách mà bạn feedback về công việc của một ai đó. Với công cụ này, thật dễ để chọn góc phần tư “Radical Candor” nhưng không phải lúc nào bạn cũng làm được. Hãy cùng nhau thực hành: challenge directly và care personaly một cách tinh tế nhé.

Toàn Bùi

10 năm kinh nghiệm trong quản trị, vận hành và phát triển digital markeing agency, tôi giúp các công ty ngành dịch vụ số ứng dụng công nghệ, tinh gọn vận hành, xây dựng thương hiệu mạnh để thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu.

Điện thoại / Telegram / Zalo: 0907 772 365

Email: [email protected]

Bài viết liên quan